Kế toán và nghề Kế toán

Kế toán & Nghề Kế toán

Nghề Kế toán
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Nghề này đòi hỏi bạn phải trung thực, cẩn thận, năng động, sáng tạo…
Kế toán là gì?
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như: trả lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư… Các hoạt động đó gọi là hoạt động kinh tế tài chính.
Người quản lý của đơn vị cần thu nhận thông tin về chúng để giải quyết các câu hỏi: Sản xuất mặt hàng nào? Giá bán là bao nhiêu? Hoạt động của đơn vị có lãi hay không? Tài sản của đơn vị còn bao nhiêu?…
Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó thông qua các hoạt động:
- Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán.
- Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
- Cung cấp: Tổng hợp số liệu để lập các báo cáo kế toán.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất.
Một nghề “xa mà… gần, gần… mà xa”, có thể nói về nghề này như thế! Gần là bởi mọi tổ chức đơn vị đều có bộ phận kế toán vì người quản lý trực tiếp ở đơn vị cũng như các cơ quan quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước đều phải cần đến các thông tin kế toán.
Các bạn chắc đã nghe nhiều tới những từ liên quan tới nghề này như: kế toán trưởng, chứng từ, sổ sách kế toán. Thế nhưng xa là vì thông tin về hoạt động kinh tế của đơn vị thường không thể nói cho nhiều người biết được thậm chí còn là những “bí mật kinh doanh”.
Những người làm kế toán thường không nói nhiều về công việc cụ thể của mình vì vậy họ thường bị coi là những người khô khan, kiệm lời. Thực tế không phải như vậy, bạn có thể thấy những người làm kế toán vui vẻ, trẻ trung như thế nào ở trang web ketoan.com.vn (một trang có tới gần 30.000 thành viên). Và họ đã tổ chức một hội nghề nghiệp của mình – “Hội kế toán” hay “Câu lạc bộ kế toán trưởng doanh nghiệp”.
Chọn nghề này, bạn sẽ làm việc ở đâu?
Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Hãy làm một phép tính nhỏ: Cho đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên… Cơ hội việc làm quả là “mênh mông”.
Đó là chưa kể tới các loại hình đơn vị khác:
- Ngoài doanh nghiệp (các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: Cty cổ phần, Cty TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng, bảo hiểm…), bạn có thể làm việc ở các đơn vị công – các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện…
- Xét theo đối tượng sử dụng thông tin, bạn có thể làm kế toán tài chính với mục đích cung cấp thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư); cho các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông… hoặc làm kế toán quản trị để cung cấp các thông tin cho chính những người quản lý ở đơn vị bạn.
Ngoài ra, một lý do rất chính đáng mà bạn nên chọn nghề này đó là công việc ổn định và có thu nhập tốt.
Để làm nghề kế toán bạn cần những phẩm chất gì?
- Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin đề ra quyết định đúng đắn.
Kế toán viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin đúng đắn về nó giống như “Người viết sử không làm ra lịch sử, nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”.
- Cẩn thận: Nghề này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng “nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
- Ngoài ra nghề này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng hợp để phân tích đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin đề ra các quyết định đúng đắn.
Tuy nhiên, nếu bạn ưa bay nhảy, hoạt động giao tiếp rộng với cộng đồng thì cần suy nghĩ trước khi chọn nghề kế toán.
Rất nhiều trường mở rộng cửa với bạn yêu nghề kế toán
Các khối trường kinh tế đều đào tạo nghề này ở những mức độ khác nhau, tuy nhiên những cơ sở đào tạo hàng đầu mà bạn có thể lựa chọn là: Khoa Kế toán của Học viện Tài chính, khoa Kế toán – Kiểm toán của Trường Đại học Kinh tế quốc dân và một số Trung tâm đào tạo Kế toán có chất lượng tại Hà Nội.
Theo Tienphong
Thông tin về các khóa học kế toán tại Kimi Training
Thông tin về học Nghề Kế toán tại Kế toán Kimi
Kimi Training Cam kết mang đến cho bạn sự “Thành thạo để tiết kiệm thời gian”
Các bạn hãy đến với Kimi Training để đảm bảo được học Kế toán Thực hành tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
Địa chỉ: Số 95 Trung Liệt – Thái Hà – Đống Đa – Hà Nội
Tel: 04.6295 6186 –  04.6327 5961
Quản lý: Ms. Thủy - 0943.900.777
Tư vấn viên: Mr. Tạo – 0943.900.200 / Ms. Nga - 0984.417.791
Yahoo: kimitraining01 / kimitraining02 / kimitraining03
Email:  kimitraining@gmail.com
Website: http://kimi.com.vn / http://daotaoketoan.info
Kimi Training trân trọng giới thiệu!

Hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0

Đây là tài liệu chính thức được chia sẻ từ Tổng Cục Thuế.
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0  tại đây hoặc tại đây nhé!
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0 tại đây hoặc tại đây nhé!

Kimi Training trân trọng giới thiệu bản hướng dẫn sử dụng phần mềm Phần mềm HTKK 3.0 :)

PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI HTKK 3.0

PHẦN MỀM HỖ TRỢ KÊ KHAI HTKK 3.0

Chào các bạn!
Đã có Phần mềm Hỗ trợ Kê khai HTKK 3.0 được đăng tại Website của Cty Kimi rồi nhé.
Các bạn tải phần mềm HTKK 3.0 tại đây hoặc tại đây nhé!
Các bạn tải Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.0  tại đây hoặc tại đây nhé!

Phiên bản này thay đổi khoảng 32 mẫu theo Thông tư 28, nhưng hiện tại chỉ thay đổi mẫu của tờ khai tháng, quý. Còn mẫu quyết toán thuế thì chưa thay đổi. Đặc biệt bản này có thêm phần liên quan tới Hóa Đơn theo Thông tư 153
Cảnh báo:
Các bạn khi sử dụng phần mềm kê khai 3.0 (Mẫu biểu theo Thông tư 28 mới hướng dẫn Luật Quản lý thuế, thay thế Thông tư số 60/2007/TT-BTC) lưu ý:
- Trước khi cài đặt phiên bản 3.0 cần back up tất cả dữ liệu của phiên bản 2.5.x sang một máy tính khác vì khi cài đặt version 3.0 dữ liệu sẽ đè lên dữ liệu của phiên bản cũ. Do mẫu biểu của 3.0 khác so với 2.5.x nên sẽ có tình trạng dữ liệu bị sai lệch rất nhiều.
Ví dụ: trên Tờ khai thuế 01/GTGTdữ liệu về số thuế còn được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang Mẫu cũ là chỉ tiêu 11, Mẫu mới là chỉ tiêu số 21.
Một vài đơn vị phản ánh lại khi down bản 3.0 trên mạng về (trên trang web kê khai qua mạng chưa công bố phiên bản 3.0) cài vào đã bị sai lệch dữ liệu. Hiện tại cũng chưa biết cách khắc phục như thế nào.
1. Khi kê khai thuế đầu vào các bạn cần xem lại
- Điều kiện khấu trừ thuế
- Xác định số thuế đầu vào được khấu trừ
(2 nội dung này nằm trong thông tư 129)
- Các bạn xem thêm Điều 10 – Thông tư 28
Để thực hiện kê khai cho đúng vào PL 01-2/GTGT
2. Một số trường hợp lưu ý khi kê khai như sau”
- Đối với VAT đầu vào hạch toán riêng được cho hàng chịu thuế và không chịu thuế thì kê khai vào 2 phần (Nghĩa là 1 hoá đơn nhưng lại tách ra kê khai làm 2 phần riêng biệt – đây là điểm mới trong phần mềm 3.0, các phiên bản trước đây 1 hoá đơn kê khai trên 1 dòng)
- Tương tự đối với ot o < 9 chỗ (không kinh doanh vận tải, du lịch…) thì phần vượt trên 1.6 tỷ không được khấu trừ thuế các bạn kê khai tương tự
- Đối với hoạt động xây lắp vãng lai ngoại tỉnh thì kê khai vào mẫu 05/GTGT (mẫu này không có trong phần mềm), khi nộp số tiền thuế của hoạt động này các bạn kê khai thêm vào PL 01-5/GTGT (phụ lục này nằm trong 01/GTGT) (Các bạn xem thêm thông tư 28 – Điều 10)
- Đối với phân xưởng sản xuất các bạn thực hiện kê khai vào 01-6/GTGT, đồng thời xác định số thuế phải nộp theo 3 trường hợp (Các bạn xem thêm thông tư 28 – Điều 10)
- Đối với vấn đề khê khai bổ sung phần mềm 3.0 hỗ trợ khai bổ sung dễ làm hơn 2.5.x nhưng các bạn phải làm rất cẩn thận bởi lẽ máy sẽ tự động lưu lại số lần kê khai bổ sung. Máy sẽ tự động làm 01/KHBS. Công việc còn lại của các bạn là điều chỉnh tăng số thuế đầu vào hoặc đầu ra của kỳ tính thuế tiếp theo là OK.
Đây là phiên bản mới có nhiều sai lệch, Kimi sẽ cập nhật tiếp tục những lưu ý cho các bạn.
Thân chào các bạn.

Chào bạn Xuân Phương

Chào bạn Xuân Phương.

Cảm ơn bạn vì câu hỏi rất thú vị.

Với những câu hỏi của bạn, Công ty mình đã thống nhất đưa ra lời tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ vào điều 50 luật kế toán; điều 38 nghị định 129, nghị định 128 về hướng dẫn

thực hiện luật kế toán.

Em ruột vợ ông giám đốc công ty cổ phần kia có đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm kế toán

trưởng mà không bị pháp luật cấm.

Khoản 3 điều 51 quy định rất rõ; Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có

trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán…. Người có trách nhiệm quản lý ở đây là

giám đốc công ty cổ phần và là đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Quy định này

chỉ áp dụng với những người thân của ông Giám đốc.

Với quy định trên thì em ruột của vợ ông giám đốc không thuộc trường hợp bị cấm.

2. Luật kế toán 03/2003/QH11 vẫn đang còn hiệu lực.

Chưa có văn bản nào quy định thay thế. 

Cám ơn bạn rất nhiều. 


Hy vọng hai bên sẽ là đối tác của nhau trong những lĩnh vực chuyên môn của mình.

Nếu có vấn đề gì cần làm rõ thêm, bạn đừng ngần ngại cho chúng tôi được

biết. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự hợp tác của bạn.

Trân trọng kính chào!

Gửi Công ty Kimi

Cho tôi gửi lời chào trân trọng và sự cảm ơn tới Quý CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NGHỀ THỰC HÀNH KIMI
 Nhân đọc Luật kế toán tôi xin được Quý Mr.Tạo tư vấn giúp tôi nội dung sau:
 Tại điều 51 luật kế toán (
Luật số: 03/2003/QH11) có ghi:

Điều 51. Những người không được làm kế toán 
..................
3. Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
          Cho tôi xin hỏi: 1- Như vậy đối với 1 Công ty (Công ty này là Cty Cổ phần.Người lãnh đạo cao nhất trong Công ty là Giám đốc) thì trường hợp em ruột của vợ Ông Giám đốc đó có được làm kế toán trưởng không ?
                                   2- Luật này (Luật số: 03/2003/QH11) hiện đang có hiệu lực hay hiện nay đang thực hiện Luật nào mới hơn và trường hợp người em vợ kia có được làm kế toán trưởng không ?             Vì luật câu cú dài quá chúng tôi tranh luận cứ liên miên vẫn chưa chuẩn mực.
        
   Vậy rất mong Quý Công ty CP tư vấn đào tạo nghề thực hành KIMI và Mr.Tạo tư vấn giúp.
           Tôi xin trân trọng cảm ơn và chúc Quý Công ty sức khỏe, phát triển tốt đẹp.
                        Rất mong được sự hồi âm của Quý Công ty.
                                                           Xuân Phương                                         
                                         Đ/c: xuanphuong.hnsg@gmail.com